THIẾT KẾ THIÊN TỈNH NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP PHONG THUỶ?

THIẾT KẾ THIÊN TỈNH NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP PHONG THUỶ

THIẾT KẾ THIÊN TỈNH NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP PHONG THUỶ

Thiên tỉnh là minh đưỜng, có tác dụng thông khí Trong n cổ đại, thn tỉnh rất hay gặp. Trong xã Hội hiện đại, thiên tỉnh vẫn còn xuất hiện trong nhà nông thôn nhưng ít được sử dụng đối với loại hình kiến trúc thành thị.

Thiên tỉnh là minh đưòng, có tác dụng thông khí. Thiên tỉnh nếu cách xa bên ngoài nhà hơn 1 trượng 8 thước thì khí không thể vào nhà. Thiên tỉnh thường xuất hiện trong các nhà ở theo lối kiến trúc cổ, ít được sử dụng trong nhà ở thành thị, nếu muốn có thiên tỉnh đòi hỏi phải là nhà riêng có diện tích rộng. Trong các khu đô thị, khoảng trống giữa các tòa nhà nếu diện tích không rộng, có thể gọi đó là thiên tỉnh.

THUỘC TÍNH NGŨ HÀNH CỦA THIÊN TỈNH

Thiên tỉnh hình dạng khác nhau có thuộc tính Ngũ hành khác nhau:

Bốn tường xung quanh cao, ở giữa bằng, hơi lõm xuống thuộc Thủy. Có hình tròn hoặc hình bầu dục, thuộc Kim. Hình dạng vuông vắn, ở giữa không nhô lên, thuộc Thổ. Hình chữ nhật, thuộc Mộc. Giữa có cầu đá, ngoại hình cơ bản là hình tam giác, thuộc Hỏa.

Tóm lại, thiên tỉnh có Ngũ hành thuộc Thủy, Kim, Thổ là cát lợi; thuộc Mộc, Hỏa không cát lợi nhưng cũng không câu nệ, vẫn cần dùng phương pháp suy tinh Huyền không, xem tổ hợp sao bay hướng thượng đắc lệnh hay không đắc lệnh để phán đoán. Cách phán đoán cụ thể như sau:

Hình thuộc Thổ, Kim phần lớn chủ về giàu có, nếu tổ hợp suy tinh Lục bạch, Bát bạch; Thất xích, Bát bạch; Cửu tử, Bát bạch; Nhị hắc, Nhất bạch Lục bạch đắc lệnh, nhất định giàu có.

Hình thuộc Mộc phần lớn chủ về sang quý, nếu tổ hợp suy tinh Nhất bạch, Tứ lục; Tứ lục, Nhất bạch; Nhất bạch, Lục bạch; Lục bạch, Nhất bạch đắc lệnh, nhất định sang quý.

ẢNH HƯỞNG CÁT HUNG CỦA THIÊN TỈNH có THUỘC TÍNH KHÁC NHAU

Phân biệt cát hung và sự ảnh hưởng của thiên tỉnh

Bốn tường xung quanh cao, ở giữa phẳng, hơi lõm Ngũ hành thuộc Thủy Chủ vê thông minh, nếu suy tinh Nhất bạch, Tứ lục; Tứ lục, Nhất bạch; Nhất bạch, Lục bạch; Lục bạch, Nhất bạch đắc lệnh, sẽ có người thông minh xinh đẹp, không đắc lệnh chủ về đam mê tửu sắc, phong lưu.
Hình tròn hoặc bầu dục Ngũ hành thuộc Kim Chủ về giàu có, nếu suy tinh Lục bạch, Bát bạch; Thất xích, Bát bạch; Cửu tử, Bát bạch, Nhị hắc; Nhất bạch, Lục bạch; Bát bạch, Nhất bạch, Lục bạch đắc lệnh, nhất định giàu có.
Hình chữ nhật Ngũ hành thuộc Mộc Chủ về sang quý, nếu suy tinh Nhất bạch, Tứ lục; Tứ lục, Nhất bạch; Nhất bạch, Lục bạch; Lục bạch, Nhất bạch đắc lệnh, nhất định sang quý.
Vuông vắn, giữa không nhô lên  Ngũ hành thuộc Thổ Chủ về giàu có, nếu suy tinh Lục bạch, Bát bạch; Thất xích, Bát bạch; Cửu tử, Bát bạch; Nhị hắc, Nhất bach, Lục bạch; Bát bạch, Nhất bạch, Lục bạch đắc lệnh, nhất định giàu có.
Giữa có cầu đá, ngoại hình hình tam giác Ngũ hành thuộc Hỏa Vì Hỏa là hỉnh sắc nhọn, bay nghiêng, do đó dù đắc lệnh hay không đắc lệnh đều hung họa.

Hình thuộc Thủy phần lớn chủ về thông minh, nếu tổ hợp suy tinh Nhất bạch, Tứ lục; Tứ lục, Nhất bạch; Thất xích, Nhất bạch; Nhất bạch, Thất xích; Thất xích, Tứ lục, Nhất bạch; Tứ lục, Thất xích; Thất xích, Tứ lục; Nhất bạch, Lục bạch; Lục bạch, Nhất bạch đắc lệnh, nhất định có người thông minh xinh đẹp. Nếu không đắc lệnh, chủ về đam mê tửu sắc, phong lưu.

Hình thuộc Hỏa dù đắc lệnh hay không đắc lệnh đều hung họa, vì Hỏa là hình sắc nhọn.

CHÚ Ý HÌNH THỂ CỦA THIÊN TỈNH

Diện tích thiên tỉnh không nên quá nhỏ, quá nhỏ sẽ gây cảm giác bức bối, chật chội. Cũng không nên quá lớn, quá lớn dễ phân tán. Khoảng bằng 60 – 70% diện tích nhà là đẹp hoặc ngang 10 thước, dọc 5 thước là tốt nhất. Vị trí thiên tỉnh không nên quá sâu, vì sâu quá sẽ không tích tụ được tài khí. Nó cũng không nên quá dài, quá dài thì nhân đinh không vượng. Không nên lệch hoặc hẹp, ngang mà thẳng như hình chữ “nhất” (—), nếu không nhân đinh và tiền tài đểu giảm.

Nếu lại gặp nhà chắn cửa lớn thì bất lợi. Thiên tỉnh nên vuông vắn rộng rãi, dùng thước Lỗ Ban đo, độ sâu khoảng 5 tấc là cát lợi.

Thiên tỉnh hình vuông, nông là đẹp, độ dài và rộng trong phạm vi nước từ mái nhà nhỏ xuống, số độ dài, độ rộng phải sinh nhà hoặc bị nhà khắc. Nhất bạch, Lục bạch là Thủy sinh Mộc trạch, bị Thổ (Cấn, Khôn) trạch khắc. Nhị hắc, Thất xích là Hỏa sinh Thổ trạch, bị Thủy (Khảm) trạch khắc. Tam bích, Bát bạch là Mộc sinh I Hỏa trạch, bị Kim (Càn, Đoài) trạch khắc. Tứ lục, Cửu tử là Kim sinh Thủy trạch, 1 bị Hỏa (Ly) trạch khắc. Ngũ hoàng (5,10) Thổ sinh Kim trạch, bị Mộc (Chấn, Tốn) I trạch khắc.

Chúc các bạn chọn được một nơi lý tưởng trong nhà để bố trí thiên tỉnh.
Kts. Dương Nguyễn Quang Hoàng
CEO Nhà Phong Thủy

1 Responses to THIẾT KẾ THIÊN TỈNH NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP PHONG THUỶ?

  1. Chào anh Hoàng
    Đọc bài này làm mình tăng thêm nhiều thắt mắt về nhà phong thủy, vì còn nông cạn kiến thức phong thủy nhà, về sân vườn thì có chút ít . Còn thiên tĩnh thì biết chứ không hiểu nó là cái gì cả.
    Đặt biệt là biết thêm
    “thiên tỉnh có Ngũ hành thuộc Thủy, Kim, Thổ là cát lợi; thuộc Mộc, Hỏa không cát lợi nhưng cũng không câu nệ, vẫn cần dùng phương pháp suy tinh Huyền không, xem tổ hợp sao bay hướng thượng đắc lệnh hay không đắc lệnh để phán đoán”
    Rất cám ơn anh đã chia sẻ bài viết này.
    http://conhungnhat.wordpress.com/

Bình luận về bài viết này